image
TRỜI NỒM ẨM DỄ MẮC BỆNH GÌ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ​
Lượt xem: 138
anh tin bai

 

- Không khí có độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại virus, các loại nấm mốc, vi nấm phát triển gây bệnh về đường hô hấp, thuỷ đậu, sốt phát ban, sởi, rubella phát triển. Trong đó, trẻ nhỏ và người cao tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì trẻ em và người già có sức đề kháng kém nên dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết.

Để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách thực hiện:

- Nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 - 60% là tốt nhất.

- Quần áo, đũa thớt và các vật dụng bằng gỗ dễ mốc cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

- Sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể vào nhà.

anh tin bai

Chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh.

- Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. 

- Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; Hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống.

anh tin bai

- Đặc biệt là cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn