image
CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Lượt xem: 1860

Thực phẩm nuôi sống con người,  là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất trong đời sống của mỗi chúng ta.

Nhưng chính thực phẩm kém chất lượng lại lànguồn lây truyền rất nhiều bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng lây qua đường ăn uống là bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa do ăn uống phải các loại thực phẩm nhiễm vi sinh vật có hại. Cụ thể các tác nhân có thể làm lây lan bệnh nhiễm trùng đường ăn uống gồm:

- Vi khuẩn: HP (Helicobacter pylori), E.coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella, Listeria monocytogenes, Yersinia, Vibrio parahaemolyticus,...

- Virus: Rotavirus, Norovirus, Calicivirus,...

- Ký sinh trùng: Cyclospora spp, Cryptosporidium, Toxoplasma gondii, trùng roi,...

- Nấm: Aspergillus, Candida, Rhizopus.

2. Đối tượng nguy cơ

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng thường có nguy cơ cao với:

- Thai phụ.

- Trẻ em.

- Người cao tuổi.

- Người có hệ miễn dịch yếu.

- Người thường xuyên ăn đồ ăn không được chế biến kỹ họa đồ tươi sống.

- Người sống ở khu vực bị ô nhiễm nguồn nước.

3. Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống thường gặp

- Bệnh viêm gan A

Là bệnh lây truyền cấp tính qua đường ăn uống, dễ gặp ở người trẻ tuổi. Viêm gan A thường lây trực tiếp qua nguồn nước uống hoặc thức ăn nhiễm virus. Thói quen ăn uống xấu, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện để virus này xâm nhập vào cơ thể.

- Bệnh tiêu chảy

bệnh dễ lây qua đường ăn uống với dấu hiệu điển hình là đi ngoài ra nước trên 3 lần/ngày. Chính vì tiêu chảy quá nhiều nên người bệnh dễ mất nước, khi không được bù nước và điều trị kịp thời rất dễ đối mặt với nguy cơ tử vong.

- Bệnh dạ dày - tá tràng

Thủ phạm chính gây ra bệnh này là vi khuẩn HP. Ở nước ta, do thói quen ăn uống chung, gắp đồ ăn cho người khác,... làm bệnh lây truyền nên tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao

- Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn do vi khuẩn salmonella gây nên. Nó xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và chủ yếu là do ăn phải thức ăn có chứa khuẩn này.

- Bệnh tả

Triệu chứng điển hình của bệnh là nôn nhiều, tiêu chảy, rối loạn điện giải cấp tính và mất nước. Tỷ lệ tử vong ở bệnh này tương đối cao và rất dễ lây thành dịch trong cộng đồng. Bệnh tả là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiêu hóa thông qua việc ăn uống thực phẩm chứa khuẩn tả, nhất là thủy hải sản.

- Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ thường xảy ra do:

- Amip: chủ yếu gặp ở người lớn và dễ tiến triển mãn tính. Người bệnh thường có hiện tượng mót rặn, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều nhưng mỗi lần ra rất ít phân và chất nhầy trong phân có lẫn máu, sốt. Trường hợp nặng, amip dễ tấn công gan gây áp xe tại đây.

- Trực trùng: chủ yếu xảy ra ở trẻ em với các dấu hiệu như: đau bụng, sốt cao, đi ngoài nhiều lần và phân toàn nước màu đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong vì mất nước nhiều và độc tố của vi trùng.

4. Triệu chứng cho thấy bị bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống

- Nôn mửa.

- Tiêu chảy.

- Đau quặn bụng.

- Chuột rút.

- Đi ngoài ra máu.

- Sốt.

- Đau nhức lưng, khớp.

- Mệt mỏi.

4. Cách phòng tránh các nhiễm trùng lây qua đường ăn uống

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau

khi đi vệ sinh. Tắm gội sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch, vệ sinh mũi họng

răng miệng ít nhất 2 lần 1 ngày.

 

Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải,

phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh

để bón cây trồng.

Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.

- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:

 

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế

biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua...

Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,

không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.

 

Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn.

Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan...

 

5. Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp

 

Nếu nghi ngờ triệu chứng của bệnh phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.